“Ăn bánh mì nguyên cám có béo không?” là thắc mắc của không chỉ một mà rất nhiều người. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, so với các loại thực phẩm khác, bánh mì không chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, bánh mì tương đối giàu carbs và calo nhưng lại chứa hàm lượng nhỏ chất béo, chất xơ, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu khác.
Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều loại bánh mì khác nhau và không phải loại nào cũng có thành phần dinh dưỡng như nhau. Chẳng hạn, bánh mì làm từ lúa mì nguyên chất rất giàu chất xơ, những loại bánh mì làm từ ngũ cốc nảy mầm lại có hàm lượng vitamin C, vitamin E, beta-caroten cao,… Hay bánh mì nguyên cám được làm từ các thành phần nguyên cám của hạt lúa mì. Bởi vậy, loại bánh mì này có hàm lượng calo ít hơn 20% so với những loại bánh mì khác với 284 calo trong 100g bánh mì, nhất là bánh mì trắng, có hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần thông thường và chứa ít protein.
Vậy ăn bánh mì nguyên cám có béo không? Trước khi đi đến đáp án cho câu hỏi này hãy cùng nói qua về sự tương quan giữa việc ăn kiêng và bánh mì.
Mối quan hệ giữa bánh mì và ăn kiêng
Các chuyên gia về dinh dưỡng chỉ ra rằng, những người áp dụng chế độ ăn ít calo, sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, lượng mỡ trong cơ thể giảm được nhiều hơn so với những người ăn các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng,…
Điều này xảy ra có thể là bởi chất serotonin trong não tăng lên khi cơ thể hấp thụ lượng không nhỏ các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate làm giảm các cơn thèm ăn và kéo dài cảm giác no của cơ thể. Ngoài ra, chất serotonin này cũng giúp bình ổn tâm trạng.
Với những người khó thực hiện chế độ ăn kiêng, có thể sử dụng bánh mì để cân bằng chất béo và tăng cường thêm chất xơ trong cơ thể; đồng thời áp dụng quy tắc ăn thành nhiều bữa trong ngày để giảm bớt cảm giác đói. Tuy nhiên, không phải loại bánh mì nào cũng phù hợp với hoạt động ăn kiêng.
Những loại bánh mì trắng thường có hàm lượng carbohydrate xấu cao. Điều này khiến những người ăn nhiều bánh mì trắng tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh lý tim mạch và các bệnh mãn tính khác như tiểu đường tuýp 2.
Hơn nữa, những loại carbohydrate đã qua chế biến này cũng không chứa nhiều chất xơ gây ra cảm giác thèm ăn nhiều hơn, nhất là khi lượng đường trong máu giảm. Còn những loại bánh mì nguyên cám do chứa nhiều protein và chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu và giữ đường huyết ở mức ổn định.
Ăn bánh mì nguyên cám có béo không?
Qua những thông tin đã trình bày ở mục trên, chúng ta đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi “Ăn bánh mì nguyên cám có béo không?”. Theo đó, ăn bánh mì nguyên cám sẽ không gây béo phì.
Bánh mì nguyên cám thường là sự lựa chọn hàng đầu cho những người đang trong quá trình giảm cân hoặc muốn cải thiện sức khoẻ bởi:
- Hàm lượng calo trong bánh mì nguyên cám ít hơn trong bánh mì trắng. Ngoài ra, trong bánh mì nguyên cám có chứa carbohydrate phức hợp, chất xơ, vitamin, các khoáng chất, beta-caroten, đặc biệt là hai chất dinh dưỡng quan trọng là mangan và selen giúp duy trì sức khoẻ, hỗ trợ hệ tiêu hoá, ổn định mức đường huyết trong máu, hạ cholesterol trong máu,…
- Bánh mì nguyên cám có khả năng kiểm soát cơn thèm ăn và kéo dài cảm giác no lâu của cơ thể. Trong thành phần của bánh mì nguyên cám có chứa tinh bột đối kháng. Thành phần này giúp kiềm chế cơn đói, tăng cường quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa việc tăng lượng đường trong máu.
- Bánh mì nguyên cám không chứa thành phần tinh bột như bánh mì trắng. Bởi vậy, khi sử dụng bánh mì đen vào bữa ăn hằng ngày sẽ giúp bạn không cảm thấy đầy hơi, chướng bụng và các triệu chứng liên quan tới rối loạn tiêu hoá.
Bên cạnh bánh mì nguyên cám, bạn cũng có thể lựa chọn các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nảy mầm để thực đơn ăn uống trở nên phong phú hơn, tránh sự nhàm chán. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nảy mầm, chẳng hạn như bánh mì Ezekiel rất giàu chất xơ, các vitamin C, E, folate, beta-carotene và rất ít các chất phản dinh dưỡng.
Hay một số loại bánh mì khác như:
- Bánh mì lúa mạch: Loại bánh mì này chứa nhiều carbohydrates, có khả năng ức chế sự thèm ăn, thoả mãn cơn đói và giảm lượng đường trong máu.
- Bánh mì nâu: Với thành phần chính được làm từ lúa mì nguyên vỏ, rất giàu chất xơ và năng lượng. Loại bánh mì này sẽ giúp cơ thể giảm lượng mỡ thừa nhanh chóng.
- Bánh mì yến mạch: Đây là loại bánh mì chứa nhiều các thành phần acid béo thiết yếu, có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, kéo dài cảm giác no lâu của cơ thể.
- Bánh mì hạt lanh: Bánh mì này giàu chất xơ và các acid béo thiết yếu, giúp đốt cháy lượng calo dư thừa trong cơ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng bánh mì nguyên cám
Mặc dù ăn bánh mì nguyên cám mang tới cho cơ thể nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để bánh mì nguyên cám phát huy được tối đa hiệu quả của mình cũng cần lưu ý một số điều. Đầu tiên, bạn nên sử dụng bánh mì nguyên cám làm đồ ăn sáng hoặc trong các bữa ăn phụ trong ngày. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng bánh mì nguyên cám thay thế cho các bữa ăn chính và nhất là không nên ăn vào bữa tối để tránh bị tác dụng ngược.
Thứ hai, trước khi sử dụng bánh mì nguyên cám vào chế độ ăn, bạn cũng nên tìm hiểu và đọc kỹ về các thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Tránh để xảy ra trường hợp xuất hiện hiện tượng dị ứng.
Thứ ba, bạn có thể sử dụng bánh mì nguyên cám kèm với những loại thực phẩm khác như: Ức gà, thịt bò, rau củ, soup, dưa chua,… để thực đơn ăn uống trở nên phong phú, các món ăn ngon miệng và đỡ nhàm chán; đồng thời tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ cho cơ thể.
Cuối cùng, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày và tuyệt đối không sử dụng bánh mì nguyên cám chung với những loại thực phẩm chiên, rán, có hàm lượng dầu mỡ cao.
Xem thêm: Tại đây!
FanPage: Cuộc Sống Xanh