1. Bánh mì đen
Bánh mì đen là gì?
Bánh mì đen (hay còn gọi là bánh mì lúa mạch) là loại bánh mì được chế biến bằng những tỷ lệ khác nhau của loại bột mì đặc biệt có chiết xuất từ hạt lúa mạch đen. Loại bánh này có thể được làm sáng màu hoặc tối màu tùy theo loại bột được sử dụng; thường là màu đen, nâu hoặc xám đặc trưng. So với các loại bánh mì khác thì bánh mì đen có vỏ cứng, hương vị đậm đà, đặc hơn, sự góp mặt của lúa mạch đen cũng tạo nên vị thơm ngon đặc biệt cho loại bánh mì này.
Bánh mì đen có nguồn gốc từ nước Đức, trước đó nó là món bánh mì của người nghèo, những người dân đi biển hoặc tù nhân. Tuy nhiên, vị thơm ngon đặc biệt và thành phần dinh dưỡng, công dụng của loại bánh mì này đối với sức khỏe con người đã khiến loại bánh này trở nên phổ biến hơn và được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn của người Châu Âu.
Lợi ích của bánh mì đen
Bánh mì đen được đánh giá cao ở giá trị dinh dưỡng vì có hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần loại bánh mì trắng thông thường, ít ngọt và ít béo hơn. Đặc biệt bánh mì đen có chỉ số Glycemic (chỉ số đường huyết trong thực phẩm) thấp, vì thế nên bánh mì đen là lựa chọn tuyệt vời của người muốn giữ hay giảm cân. Tiêu thụ bánh mì lúa mạch đen thay vì bánh mì trắng sẽ giữ cho bạn đầy đủ dưỡng chất mà thu nạp rất ít calo. Giảm cân chính là giảm calo trong chế độ ăn.
Trong bánh mì đen chứa hàm lượng vitamin B, carbohydrate phức hợp nhằm tạo ra nguồn năng lượng dồi dào trong cơ thể, giúp duy trì sức khỏe tốt. Món bánh mì này còn chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả.
Hàm lượng ngũ cốc nguyên hạt của lúa mạch đen rất tốt cho sức khỏe tim mạch vì chúng chứa hàm lượng chất phytonutrient. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn bánh mì đen thường xuyên hoặc các thực phẩm có chứa ngũ cốc hàng ngày sẽ cải thiện được khoảng 20 – 30% nguy cơ mắc bệnh về tim mạch so với những người ít sử dụng ngũ cốc.
Lúa mạch đen còn có công dụng giảm viêm hiệu quả đối với những người mắc hội chứng chuyển hóa hay tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bệnh nhân ăn bánh mì lúa mạch đen và mì ống sẽ giảm tình trạng viêm nhanh hơn so với các loại thực phẩm như: yến mạch, bánh mì trắng, khoai tây… khi sử dụng các loại thực phẩm này trong 12 tuần liên tiếp.
Để ngăn ngừa sỏi mật do thừa axit (dư cholesterol dẫn đến hình thành sỏi mật) thì người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm từ lúa mạch đen nguyên hạt. Bởi chúng có chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan để góp phần vào việc tăng cường đẩy chất thải từ ruột ra ngoài, làm giảm axit mật trong dạ dày để cải thiện tình trạng sức khỏe.
2. Bánh mì nguyên cám
Bánh mỳ nguyên cám là loại bánh được làm từ bột mì nguyên cám, hay còn gọi là bột mì nguyên chất (whole wheat flour). Đây là loại bột được chế biến bằng cách xay hoặc nghiền nát toàn bộ hạt lúa mì, gồm: phần cám (lớp vỏ phía ngoài), phần mầm và phần nội nhũ. Vì thế, bột nguyên cám giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng và hương vị đặc trưng vốn có của hạt lúa mì.
Loại bột này có màu nâu sẫm và vị ít ngọt hơn, nhưng thơm hơn so với bột mì trắng, và vì chúng có thành phần dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khỏe hơn nên ngày càng được yêu thích và được sử dụng nhiều trong trào lưu thực đơn Low carb và chế độ Eat Clean thịnh hành.
Sự khác nhau với bánh mì trắng?
Bánh mì trắng làm từ bột mì tinh chế mang lại những tác hại đối với cơ thể:
- Thường có đường huyết cao, ảnh hưởng đến đường huyết trong máu nên sẽ không phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
- Các loại bánh mì ngọt hoặc chiên rán nếu ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
- Quá trình xay xát làm mất đi chất xơ tự nhiên trong bột mì trắng.
- Bột mì trắng thường được thêm vào một số chất tạo màu nhân tạo để giữ được màu trắng đẹp.
- Lượng Gluten trong bột mì trắng cao dễ gây ra sâu răng và loãng xương ở người già.
Bánh mì nguyên cám
Trong khi đó, do được làm từ ngũ cốc nguyên hạt nên bánh mì đen và bánh mì nguyên cám giữ nguyên được các thành phần dinh dưỡng của lớp cám và mầm.
- Lớp vỏ cám trên lúa mì khi được xay chung với nội nhũ có tác dụng làm chậm sự hấp thụ Carbohydrates, tạo cảm giác no lâu, phù hợp với người ăn kiêng hoặc muốn giữ dáng.
- Chứa lượng calories thấp hơn nhưng lượng chất xơ lại cao hơn. Chẳng hạn 100g bánh mì trắng chứa khoảng 304 calories còn bánh mì đen chỉ có 284 calories.
Nhờ vào việc có đầy đủ ưu điểm, đồng thời loại trừ đi tác hại của bánh mì trắng nên bánh mì đen và bánh mì nguyên cám dần trở thành một sự lựa chọn đủ sức “soán ngôi” của bánh mì trắng. Qua đây, cũng là một hồi chuông cảnh báo cho những ai đang tiêu thụ các loại ngũ cốc tinh chế quá mức có thể tìm đến một lựa chọn sáng suốt hơn cho cơ thể của mình.
Bạn đồng hành với lối sống healthy
Lối sống healthy với dinh dưỡng lành mạnh không chỉ là xu hướng hay trào lưu mà đã thật sự trở thành một phong cách sống được nhiều người theo đuổi. Không cần phải kiêng khem khắc khổ, giờ đây chúng ta hoàn toàn có thể ăn ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng mà không lo về các chất béo và tinh bột xấu nhờ các loại bánh mì nguyên cám.
Có thể nói, sự thay thế của bánh mì đen và bánh mì nguyên cám mang đến nhiều ý tưởng về công thức các món ăn khác nhau, giúp những ai theo đuổi lối sống này có nhiều sự lựa chọn và niềm vui trong việc ăn uống hơn.
Link sản phẩm: https://greenlife.pro.vn/san-pham/banh-mi-nguyen-cam-greenlife-co-hanh-nhan/
Xem thêm: Tại đây!
FanPage: Cuộc Sống Xanh